CFDs are complex instruments and come with a high risk of losing money rapidly due to leverage. 66% of retail investor accounts lose money when trading CFDs with this provider.

You should consider whether you understand how CFDs work and whether you can afford to take the high risk of losing your money.

Please be advised that our Client Portal is scheduled for essential maintenance this weekend  from market close Friday 16th February, 2024, and should be back up and running before markets open on Sunday 18th February, 2024.

Chúng tôi rất vui mừng được chia sẻ rằng chúng tôi đang chuẩn bị cập nhật Cổng thông tin khách hàng nhằm mục đích cải thiện trải nghiệm của bạn với chúng tôi. Cổng thông tin khách hàng sẽ không khả dụng cho bạn kể từ khi thị trường đóng cửa vào thứ Sáu ngày 16 tháng 2 năm 2024 và sẽ hoạt động trở lại trước khi thị trường mở cửa vào Chủ nhật ngày 18 tháng 2 năm 2024.

CFDs are complex instruments and come with a high risk of losing money rapidly due to leverage. 66% of retail investor accounts lose money when trading CFDs with this provider.

You should consider whether you understand how CFDs work and whether you can afford to take the high risk of losing your money.

Search
Close this search box.

Giao dịch CFD là gì?

Hãy cùng tìm hiểu về hợp đồng chênh lệch (CFD), một hình thức giao dịch phái sinh phổ biến, trong đó, bạn sẽ đầu cơ vào giá tăng hoặc giảm của thị trường và công cụ biến động nhanh.

Được viết bởi Aaron Akwu, Head of Education Hantec Markets

Mục lục
    Add a header to begin generating the table of contents

    Hợp đồng chênh lệch (CFD) là gì?

    CFD, hay hợp đồng chênh lệch, là một loại sản phẩm giao dịch tài chính phái sinh, trong đó, nhà đầu tư sẽ đầu cơ vào biến động giá của các loại tài sản khác nhau mà không thực sự sở hữu tài sản cơ sở đó. Những tài sản này có thể là cổ phiếu, hàng hóa, tiền tệ và chỉ số, cùng nhiều tài sản khác.

    CFD rất phổ biến với các nhà giao dịch vì chúng mang lại mức đòn bẩy cao, nghĩa là các nhà giao dịch có khả năng kiếm lời lớn từ một khoản đầu tư nhỏ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đòn bẩy cũng làm tăng rủi ro thua lỗ, do đó, các nhà giao dịch phải hiểu rõ những rủi ro liên quan trước khi tham gia giao dịch CFD.

    Dice with acronym CFD - Contracts For Difference on wooden background

    Lịch sử của các nhà cung cấp CFD

    CFD, hay Hợp đồng chênh lệch, được ra mắt lần đầu tiên vào đầu những năm 1990 bởi công ty dịch vụ tài chính IG Group ở London, cho phép các nhà giao dịch đầu cơ vào biến động giá của các sản phẩm giao dịch tài chính khác nhau mà không cần sở hữu tài sản cơ sở đó. Ban đầu, CFD chủ yếu được sử dụng bởi các nhà giao dịch chuyên nghiệp và các tổ chức đầu tư, nhưng sau đó, vào đầu những năm 2000, CFD trở nên phổ biến hơn với các nhà giao dịch bán lẻ khi các nhà môi giới trực tuyến bắt đầu cung cấp các nền tảng giao dịch CFD. Nhờ phạm vi tiếp cận tăng lên, CFD cũng dần phổ biến hơn với các nhà giao dịch bán lẻ. Trong những năm gần đây, CFD ngày càng được sử dụng nhiều hơn trên khắp thế giới, giờ đây, nhiều quốc gia đã lập ra những thị trường được quản lý để giao dịch CFD. Mặc dù còn nhiều tranh cãi, nhưng CFD vẫn được các nhà giao dịch sử dụng rộng rãi như một hình thức giao dịch phái sinh để tiếp cận thị trường.

    Ưu điểm của giao dịch CFD

    1. Đòn bẩy: Đòn bẩy trong Hợp đồng chênh lệch (CFD) cho phép các nhà giao dịch kiểm soát các lệnh lớn với một lượng vốn tương đối nhỏ. Họ làm vậy bằng cách vay tiền từ nhà môi giới để tăng quy mô giao dịch.

    Ví dụ, một nhà giao dịch muốn giao dịch 100,000 USD với cặp tiền tệ EUR/USD và sử dụng đòn bẩy 1:100. Nhà giao dịch chỉ cần bỏ ra ký quỹ 1,000 USD trong tài khoản của mình để mở giao dịch. Nghĩa là cứ mỗi 1 USD trong tài khoản, nhà giao dịch có thể kiểm soát 100 USD trên thị trường.

    Một ví dụ khác là về giao dịch hàng hóa, giả sử giá dầu thô trên thị trường hiện tại là 60 USD/thùng, nhà giao dịch chỉ cần có 3,000 USD ký quỹ trong tài khoản để mở giao dịch 1000 thùng dầu thô, với đòn bẩy 1:20. Nghĩa là cứ mỗi 1 USD trong tài khoản, nhà giao dịch có thể kiểm soát 20 USD dầu thô trên thị trường.

    Cần lưu ý rằng đòn bẩy có thể tăng khoản lời cho bạn, nhưng cũng tăng cả khoản lỗ. Do đó, nếu giao dịch sinh lời, nhà giao dịch có thể kiếm một khoản lời lớn với một khoản đầu tư nhỏ. Nhưng nếu giao dịch không có lời, họ cũng có thể phải chịu những khoản lỗ lớn.

    1. Bán khống: CFD cho phép các nhà giao dịch bán khống, nghĩa là họ có thể kiếm lời từ sự giảm giá của thị trường. Ví dụ, nếu nhà giao dịch cho rằng một cổ phiếu được định giá quá cao và có khả năng sẽ giảm giá trị, họ có thể bán khống cổ phiếu đó và thu lợi nhuận khi giá giảm.
    2. Nhiều thị trường: CFD cho phép nhà giao dịch tiếp cận nhiều loại thị trường như cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa và tiền tệ. Nghĩa là các nhà giao dịch có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư và tận dụng các điều kiện thị trường khác nhau. Ví dụ, nhà giao dịch có thể đầu tư vào CFD chỉ số cổ phiếu, đồng thời giao dịch CFD vàng.
    3. Chi phí thấp: CFD thường có chi phí thấp hơn so với các phương thức giao dịch truyền thống như mua và bán cổ phiếu. Ta sẽ tìm hiểu về loại chi phí trong CFD ở các phần dưới.
    4. Linh hoạt: CFD giúp nhà giao dịch linh hoạt về quy mô giao dịch và khớp lệnh. Ví dụ, các nhà giao dịch có thể vào hoặc thoát lệnh giao dịch bất kỳ lúc nào và có thể giao dịch ít nhiều tùy ý.
    5. Không sở hữu: CFD không yêu cầu nhà giao dịch sở hữu tài sản cơ sở, vì vậy nhà giao dịch sẽ không cần phải lo lắng về bất kỳ trách nhiệm đi kèm nào khi sở hữu tài sản. Ví dụ, nhà giao dịch không phải trả bất kỳ khoản phí lưu trữ hay chi phí nào khi sở hữu một tài sản.

    Giao dịch mua và bán CFD

    1. Lệnh mua là lệnh giao dịch mua một loại tiền tệ cụ thể theo giá thị trường hiện tại. Ví dụ, nếu một nhà giao dịch tin rằng đồng đô la Mỹ sẽ có giá cao hơn so với đồng euro, họ có thể đặt lệnh mua CFD đô la Mỹ/euro. Nếu giá thị trường của CFD đô la Mỹ/euro tăng lên, nhà giao dịch sẽ kiếm được lợi nhuận.
    2. Lệnh bán là lệnh giao dịch bán một loại tiền tệ cụ thể theo giá thị trường hiện tại. Ví dụ, nếu nhà giao dịch tin rằng đồng yên Nhật sẽ có giá thấp hơn so với đồng đô la Úc, họ có thể đặt lệnh bán CFD đồng yên Nhật/đô la Úc. Nếu giá thị trường của CFD đồng yên Nhật/đô la Úc giảm xuống, nhà giao dịch sẽ kiếm được lợi nhuận.
    cfd trading examples - going short, going long

    Lệnh chờ

    Lệnh chờ là loại lệnh được đặt với nhà môi giới để mua hoặc bán một sản phẩm giao dịch tài chính ở một mức giá cụ thể trong tương lai. Các nhà giao dịch sử dụng lệnh này để vào hoặc thoát lệnh giao dịch khi thị trường đạt đến một mức giá nhất định, thay vì theo giá thị trường hiện tại.

    Nhà giao dịch có thể sử dụng một số loại lệnh chờ khi giao dịch CFD, bao gồm:

    1. Chờ mua giá thấp: Đây là lệnh mua một sản phẩm giao dịch tài chính với giá thấp hơn giá thị trường hiện tại.
    2. Chờ bán giá cao: Đây là lệnh bán một sản phẩm giao dịch tài chính với giá cao hơn giá thị trường hiện tại.
    3. Chờ mua giá cao: Đây là lệnh mua một sản phẩm giao dịch tài chính với giá cao hơn giá thị trường hiện tại.
    4. Chờ bán giá thấp: Đây là lệnh bán một sản phẩm giao dịch tài chính với giá thấp hơn giá thị trường hiện tại.

    Lệnh chờ có thể hữu ích với các nhà giao dịch vì họ có thể tự động vào hoặc thoát lệnh giao dịch khi đáp ứng một số điều kiện nhất định, thay vì phải theo dõi thị trường liên tục và đặt lệnh thủ công.

    Chi phí giao dịch CFD là gì?

    Chi phí giao dịch CFD có thể gồm nhiều khoản phí khác nhau, tùy từng nhà môi giới và giao dịch cụ thể. Sau đây là một số ví dụ về chi phí thường gặp khi giao dịch CFD:

    1. Chênh lệch: Đây là mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán của một CFD. Ví dụ, nếu giá mua của một CFD là 50 USD và giá bán là 51 USD, thì chênh lệch sẽ là 1 USD. Chênh lệch có thể khác nhau tùy theo tài sản được giao dịch và nhà môi giới.
    2. Phí qua đêm: là quy trình trao đổi tiền giữa người mua hoặc người bán để đáp ứng các nghĩa vụ hợp đồng của mình trong thời gian ngắn. Trong quy trình này, một bên sẽ chuyển một số tiền nhất định cho bên còn lại để đổi lấy khoản trả lại tiền vay đã thỏa thuận trước. Khoản hoàn trả này thường dựa trên lãi suất cố định, thường được xác định bởi ngân hàng trung ương quốc gia mà giao dịch được thực hiện. Phí qua đêm có thể bao gồm phí tài trợ qua đêm, chẳng hạn như thanh toán lãi suất hoặc chi phí quy đổi tiền tệ.

      Nếu giao dịch CFD được giữ qua đêm, nhà giao dịch có thể bị tính phí tài trợ. Ví dụ, nếu một nhà giao dịch mua CFD cổ phiếu với tỷ lệ đòn bẩy là 1:100 và giữ lệnh qua đêm, thì họ có thể sẽ phải chịu phí tài trợ là 0.1% giá trị giao dịch.

    3. Hoa hồng giao dịch: Một số nhà môi giới tính phí hoa hồng cho mỗi giao dịch, bất kể là giao dịch mua hay bán. Ví dụ, nhà môi giới có thể tính phí hoa hồng 5 USD cho một giao dịch CFD.
    4. Phí không hoạt động: Một số nhà môi giới có thể tính phí không hoạt động nếu nhà giao dịch không thực hiện bất kỳ giao dịch nào trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, nhà môi giới có thể tính phí 10 USD mỗi tháng nếu nhà giao dịch không thực hiện bất kỳ giao dịch nào trong vòng 6 tháng.

    Bạn có thể giao dịch những tài sản nào bằng CFD?

    Giao dịch cổ phiếu: Nhà giao dịch có thể sử dụng CFD với các cổ phiếu riêng lẻ để đầu cơ vào biến động giá của các công ty cụ thể như Apple, Amazon hoặc Facebook.

    Hàng hóa: Nhà giao dịch có thể sử dụng CFD với hàng hóa như vàng, bạc, dầu và khí tự nhiên để đầu cơ vào biến động giá của những nguyên liệu thô này.

    Chỉ số: Nhà giao dịch có thể sử dụng CFD với các chỉ số như S&P 500, NASDAQ hoặc FTSE 100 để đầu cơ vào hiệu suất của một rổ cổ phiếu.

    Ngoại hối: Nhà giao dịch có thể sử dụng CFD với tiền tệ như đô la Mỹ, euro hoặc bảng Anh để đầu cơ vào sức mạnh tương đối của các loại tiền tệ khác nhau.

    Tiền điện tử: Một số nhà môi giới cũng cung cấp CFD với tiền điện tử như Bitcoin và Ethereum để các nhà giao dịch đầu cơ vào biến động giá của các loại tài sản điện tử này.

    Giờ giao dịch công cụ CFD

    Giờ giao dịch CFD sẽ tùy theo tài sản cơ sở được giao dịch. Sau đây là bảng giờ giao dịch của các thị trường CFD phổ biến nhất:

    CFD cổ phiếu: Giờ giao dịch của CFD cổ phiếu thường chính là giờ giao dịch của sàn giao dịch cổ phiếu cơ bản. Ví dụ, NYSE và NASDAQ có giờ giao dịch từ 13:30 đến 21:00 GMT, do đó, CFD cổ phiếu theo các sàn giao dịch này cũng sẽ có giờ giao dịch tương tự.

    CFD tiền tệ: CFD tiền tệ có thể được giao dịch 24 giờ/ngày, năm ngày một tuần, vì thị trường ngoại hối mở cửa liên tục từ Chủ Nhật 22:00 GMT đến thứ Sáu 21:00 GMT.

    CFD hàng hóa: CFD hàng hóa cũng có thời gian giao dịch dài hơn, vì thị trường hàng hóa mở cửa giao dịch gần như suốt cả ngày. Ví dụ, giờ giao dịch điện tử của dầu thô trên sàn giao dịch CME Globex là từ 23:00 đến 22:15 GMT.

    CFD chỉ số: CFD chỉ số dựa trên hiệu suất của chỉ số thị trường cổ phiếu và có giờ giao dịch tương tự như CFD cổ phiếu. Ví dụ, chỉ số S&P 500, dựa trên NYSE, có giờ giao dịch từ 14:30 đến 21:00 GMT.

    forex trading hours

    Làm thế nào để giao dịch CFD?

    1. Chọn nhà môi giới CFD: Bạn sẽ cần tìm một nhà môi giới uy tín như Hantec Markets cung cấp giao dịch CFD. Hãy tìm một nhà môi giới được quản lý bởi cơ quan tài chính uy tín và cung cấp nền tảng giao dịch dễ sử dụng.
    2. Mở tài khoản giao dịch CFD: Sau khi chọn được nhà môi giới, bạn sẽ phải mở một tài khoản và thực hiện quy trình xác minh của nhà môi giới. Quy trình này có thể bao gồm cung cấp thông tin cá nhân và giấy tờ xác minh danh tính.
    3. Nạp tiền vào tài khoản của bạn: Bạn sẽ phải nạp tiền vào tài khoản của mình để bắt đầu giao dịch. Hầu hết các nhà môi giới chấp nhận nhiều phương thức nạp tiền, chẳng hạn như thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ và chuyển khoản ngân hàng.
    4. Chọn một tài sản cơ sở: Bạn cần chọn mộttài sản cơ sở để giao dịch. Có thể là cổ phiếu, hàng hóa, tiền tệ hoặc chỉ số.
    5. Đặt lệnh bằng nền tảng giao dịch CFD: Sau khi chọn một tài sản cơ sở, bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán với tài sản đó. Ví dụ, nếu bạn tin rằng giá cổ phiếu sẽ tăng lên, bạn sẽ đặt lệnh “mua”. Nếu bạn tin rằng giá cổ phiếu sẽ giảm xuống, bạn sẽ đặt lệnh “bán”.
    6. Theo dõi giao dịch của bạn: Bạn cần theo dõi giao dịch của mình và điều chỉnh nếu cần. Ví dụ: nếu giá của tài sản cơ sở đi theo hướng có lợi cho bạn, bạn có thể cân nhắc đóng lệnh giao dịch để chốt lời. Nếu giá đi theo hướng không có lợi, bạn có thể cân nhắc đóng lệnh giao dịch để hạn chế lỗ.

    Ví dụ về giao dịch CFD

    Giao dịch có lời

    1. Giao dịch mua: Giả sử một nhà giao dịch CFD tin rằng giá trị của đồng đô la Mỹ sẽ tăng lên so với đồng Euro. Họ mở một giao dịch CFD mua bằng cách mua 10,000 USD/EUR với giá 1.20. Nếu giá USD/EUR tăng lên 1.25, nhà giao dịch sẽ kiếm được khoản lợi nhuận là 500 (1.25 – 1.20) x 10,000 = 500 USD.
    2. Giao dịch bán: Giả sử một nhà giao dịch CFD tin rằng giá vàng sẽ giảm. Họ mở một giao dịch CFD bán bằng cách bán 100 troy ounce vàng với mức giá 1,800 USD/ounce. Nếu giá vàng giảm xuống 1,700 USD/ounce, nhà giao dịch sẽ kiếm được khoản lợi nhuận là 10,000 USD (1,800 – 1,700) x 100 = 10,000 USD.
    3. Giao dịch ký quỹ: Giả sử một nhà giao dịch tin rằng giá dầu sẽ tăng lên. Họ mở một giao dịch CFD ký quỹ bằng cách mua 1,000 thùng dầu với mức giá 50 USD/thùng, với yêu cầu ký quỹ 10%. Nếu giá dầu tăng lên 60 USD/thùng, nhà giao dịch sẽ kiếm được khoản lợi nhuận là 10,000 (60 USD – 50 USD) x 1,000 = 10,000 USD.

    Giao dịch thua lỗ

    Giao dịch bán: Giả sử một nhà giao dịch CFD tin rằng giá vàng sẽ giảm xuống, họ mở một giao dịch CFD bán bằng cách bán 100 ounce vàng với giá 1,800 USD/ounce. Nếu giá vàng tăng lên 1,900 USD/ounce, nhà giao dịch sẽ chịu 1 khoản lỗ là 10,000 USD (1,900 – 1,800) x 100 = 10,000 USD.

    Chọn nhà môi giới CFD

    Chọn một nhà môi giới CFD (Hợp đồng chênh lệch) có thể gây khó khăn đối với các nhà giao dịch vì họ cần cân nhắc một số yếu tố trước khi đưa ra quyết định. Sau đây là một số yếu tố cần cân nhắc:

    1. Khi chọn một nhà môi giới CFD, bạn cần tìm một công ty uy tín và được quản lý. Việc này sẽ đảm bảo rằng nhà môi giới được cấp phép và giám sát bởi cơ quan quản lý chính phủ, chẳng hạn như FCA (Cơ quan quản lý dịch vụ tài chính)ở Vương quốc Anh, FSC (Ủy ban dịch vụ tài chính)ở Mauritius hoặc ASIC (Ủy ban đầu tư và chứng khoán Úc) ở Úc, v.v. Các cơ quan này sẽ đảm bảo rằng nhà môi giới tuân thủ các quy định và nguyên tắc nghiêm ngặt để bảo vệ tiền của nhà giao dịch, đồng thời đảm bảo thực hiện giao dịch công bằng.
    2. Một yếu tố quan trọng khác cần cân nhắc là nền tảng giao dịch của nhà môi giới. Nền tảng phải dễ hiểu và có nhiều công cụ cũng như tính năng để giúp các nhà giao dịch đưa ra quyết định sáng suốt. Các công cụ này có thể bao gồm các công cụ phân tích kỹ thuật, dữ liệu thị trường theo thời gian thực và tính năng lập biểu đồ.
    3. Cũng cần cân nhắc về phí và chênh lệch của nhà môi giới. Các nhà môi giới CFD thường tính phí chênh lệch, tức là chênh lệch giữa giá mua và giá bán của một tài sản. Chênh lệch càng nhỏ thì càng có lợi cho nhà giao dịch. Một số nhà môi giới cũng tính thêm phí cho một số dịch vụ nhất định, chẳng hạn như phí qua đêm hoặc phí không hoạt động. Điều quan trọng là bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng biểu phí của nhà môi giới để đảm bảo rằng chi phí là hợp lý và phù hợp với tiêu chuẩn trong ngành.
    4. Cũng cần cân nhắc khả năng hỗ trợ khách hàng, vì một nhà môi giới CFD tốt phải cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng nhanh chóng và hiệu quả. Hãy tìm một nhà môi giới có nhiều kênh liên lạc như qua email, điện thoại và chat trực tiếp.

    Sàn giao dịch CFD

    Hantec Markets cung cấp các công cụ giao dịch toàn diện cho cả nền tảng MT4 và MT5, cùng với tất cả các biểu đồ cần thiết. Với khả năng giao dịch CFD cho cổ phiếu, chỉ số và nhiều sản phẩm giao dịch tài chính, Hantec Markets giúp bạn dễ dàng quản lý các giao dịch của mình. Phần mềm MetaTrader mới cập nhật sẽ giúp bạn phân tích kinh doanh hiệu quả hơn nữa. Ngoài ra, ứng dụng Hantec Markets Trading dành cho người dùng di động, cho phép bạn tiếp cận thị trường và thông tin tỷ giá tiền tệ trực tiếp từ mọi nơi.

    MT4_PC_specs

    Chiến lược giao dịch đa dạng

    Chiến lược giao dịch là phương pháp mà một nhà giao dịch sử dụng để vào và thoát lệnh giao dịch trên thị trường tài chính. Các nhà giao dịch có thể sử dụng một số phương pháp giao dịch, mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Một số phương pháp giao dịch phổ biến nhất là:

    Giao dịch trong ngày: Giao dịch trong ngày là phương pháp mà nhà giao dịch mở và đóng giao dịch trong cùng một ngày giao dịch. Các nhà giao dịch trong ngày thường sử dụng các công cụ biểu đồ và phân tích kỹ thuật để xác định biến động giá ngắn hạn và tận dụng những biến động ấy. Ưu điểm của giao dịch trong ngày là nó giúp các nhà giao dịch tận dụng các biến động giá ngắn hạn, nhưng phương pháp này cũng có độ rủi ro cao và đòi hỏi nhà giao dịch phải bỏ nhiều thời gian và chú ý tới giao dịch.

    Giao dịch theo lệnh: Giao dịch theo lệnh là phương pháp dài hạn hơn, trong đó, nhà giao dịch giữ lệnh trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Các nhà giao dịch theo lệnh thường sử dụng phân tích cơ bản và các chỉ báo kỹ thuật để xác định các xu hướng dài hạn và tận dụng những xu hướng ấy. Giao dịch theo lệnh ít rủi ro hơn so với giao dịch trong ngày, nhưng phương pháp này cũng đòi hỏi người dùng phải bỏ thời gian dài hơn và có thể chịu được những biến động thị trường cao hơn.

    Giao dịch xoay vòng: Giao dịch xoay vòng là phương pháp xác định các biến động giá trung hạn, thường là giữ lệnh trong vài ngày đến vài tuần. Các nhà giao dịch xoay vòng sử dụng các công cụ biểu đồ và phân tích kỹ thuật để xác định các mô hình và xu hướng giá để vào và thoát lệnh giao dịch tương ứng. Giao dịch xoay vòng là sự trung hòa giữa giao dịch trong ngày và giao dịch theo lệnh, với độ rủi ro và khoảng thời gian vừa phải.

    Giao dịch lướt sóng: Lướt sóng là chiến lược giao dịch ở tần suất cao nhằm kiếm lợi nhuận từ các biến động giá nhỏ. Các nhà giao dịch lướt sóng nhanh chóng vào và thoát lệnh giao dịch, thường chỉ giữ lệnh trong vài giây hoặc vài phút. Giao dịch lướt sóng đòi hỏi nhà giao dịch phải có kỹ năng, sự tập trung và kỷ luật cao, cũng như phải khớp lệnh nhanh và có độ trễ thấp.

    Hãy truy cập bài đăng 5 chiến lược giao dịch tốt nhất của chúng tôi để biết thêm thông tin về các chiến lược giao dịch.

    CFD có những rủi ro gì?

    Giống như bất kỳ hình thức giao dịch nào, CFD cũng có những rủi ro nhất định. Các rủi ro này là:

    Rủi ro đòn bẩy: CFD thường được giao dịch bằng ký quỹ, nghĩa là các nhà giao dịch có thể kiểm soát các lệnh lớn với một lượng vốn đầu tư khá nhỏ. Việc này có thể tăng khoản lợi nhuận tiềm năng, nhưng cũng tăng cả khả năng thua lỗ.

    Rủi ro thị trường: CFD phụ thuộc vào các điều kiện thị trường giống như các tài sản cơ sở và giá có thể biến động nhanh chóng theo các tin tức và sự kiện. Nghĩa là các nhà giao dịch rất nhanh có thể phải chịu những khoản lỗ lớn nếu phản ứng không đủ nhanh trước những thay đổi của điều kiện thị trường.

    Rủi ro thanh khoản: CFD không được giao dịch trên sàn giao dịch tập trung và tính thanh khoản của một thị trường có thể thay đổi tùy theo thời gian trong ngày và các yếu tố khác. Nghĩa là bạn khó có thể vào hoặc thoát lệnh giao dịch ở mức giá mong muốn, từ đó có thể dẫn đến thua lỗ.

    Rủi ro từ các bên tham gia: CFD thường được giao dịch thông qua các bên trung gian như nhà môi giới. Nếu nhà môi giới phá sản hoặc không thể đáp ứng các nghĩa vụ của mình, nhà giao dịch có thể có nguy cơ bị mất khoản đầu tư của mình.

    Rủi ro pháp lý: CFD không được quản lý ở nhiều quốc gia, do đó có nguy cơ gian lận hoặc lừa đảo.

    Nguy cơ khi lệnh cắt lỗ không hoạt động: Lệnh cắt lỗ được sử dụng để hạn chế các khoản lỗ có thể xảy ra, nhưng tại các thị trường biến động nhanh, mức giá kích hoạt lệnh cắt lỗ có thể chênh lệch rất lớn so với giá dự định, dẫn đến các khoản lỗ lớn hơn dự kiến.

    Công cụ kiểm soát rủi ro trong CFD

    Cắt lỗ

    Cắt lỗ là một công cụ kiểm soát rủi ro được sử dụng khi giao dịch CFD để hạn chế khoản lỗ có thể xảy ra. Trong giao dịch CFD tiền tệ và hàng hóa, lệnh cắt lỗ được đặt để tự động đóng giao dịch khi thị trường đạt đến một mức giá nhất định mà nhà giao dịch xác định là mình sẽ chịu khoản lỗ lớn. Việc này giúp các nhà giao dịch hạn chế thua lỗ và bảo vệ vốn giao dịch của mình.

    stop-loss

    Ví dụ, giả sử một nhà giao dịch mua CFD tiền tệ ở mức giá 1.2000 với mức cắt lỗ được đặt ở mức 1.1900. Nếu thị trường đi theo hướng bất lợi với nhà giao dịch và tiền tệ đạt đến mức giá 1.1900, lệnh cắt lỗ sẽ tự động đóng giao dịch, giới hạn mức thua lỗ có thể xảy ra của nhà giao dịch ở mức 100 điểm cơ bản.

    Bảo vệ số dư âm và đóng ký quỹ

    Bảo vệ số dư âm là một tính năng kiểm soát rủi ro giúp đảm bảo rằng số dư tài khoản của nhà giao dịch không thể xuống dưới 0. Nghĩa là ngay cả khi giá trị của các lệnh giao dịch mở của nhà giao dịch giảm xuống dưới 0, nhà giao dịch sẽ không phải chịu trách nhiệm cho bất kỳ khoản lỗ thêm nào.

    Đóng ký quỹ: đây là tính năng tự động đóng lệnh mở của nhà giao dịch khi mức ký quỹ giảm xuống dưới một ngưỡng nhất định. Tính năng này giúp bảo vệ nhà giao dịch khỏi bị lỗ thêm và hạn chế khả năng số dư bị âm.

    Ví dụ, giả sử một nhà giao dịch đang giao dịch tiền tệ bằng nền tảng CFD (Hợp đồng chênh lệch). Nhà giao dịch có số dư tài khoản là 10,000 USD và đang giao dịch một lệnh CFD trị giá 100,000 USD. Yêu cầu ký quỹ cho lệnh này là 5%, nghĩa là nhà giao dịch cần duy trì mức ký quỹ ít nhất 5% trong tài khoản của mình.

    Nếu giá trị của tiền tệ giảm mạnh, số dư tài khoản của nhà giao dịch cũng có thể giảm và có khả năng số dư bị âm. Tuy nhiên, khi đặt bảo vệ số dư âm, số dư tài khoản của nhà giao dịch sẽ được bảo vệ và sẽ không giảm xuống dưới 0.

    Ngoài ra, nếu mức ký quỹ giảm xuống dưới ngưỡng yêu cầu, nền tảng sẽ tự động đóng các lệnh giao dịch mở của nhà giao dịch để bảo vệ họ không bị lỗ thêm.

    Bảo toàn rủi ro

    Chiến lược kiểm soát rủi ro có được sử dụng để giảm thiểu các khoản lỗ có thể xảy ra trên thị trường tài chính không? Một cách phổ biến để bảo toàn rủi ro là sử dụng Hợp đồng chênh lệch (CFD) với tiền tệ và hàng hóa.

    Khi giao dịch trên thị trường ngoại hối, biến động tiền tệ có thể gây rủi ro lớn cho các nhà đầu tư. Ví dụ: nếu một nhà đầu tư nắm giữ một lệnh lớn bằng ngoại tệ và giá trị của đồng tiền đó đột ngột giảm giá thì nhà đầu tư đó có thể phải đối mặt với những khoản lỗ rất lớn. Bằng cách sử dụng CFD với tiền tệ, nhà đầu tư có thể bảo toàn rủi ro cho lệnh giao dịch của mình và có thể bù cho mọi khoản lỗ tiềm ẩn.

    Tương tự, khi giao dịch trên thị trường hàng hóa, biến động giá cả cũng có thể gây rủi ro lớn. Ví dụ, nếu một nhà đầu tư nắm giữ một lệnh lớn trong một loại hàng hóa và giá trị của loại hàng hóa đó đột ngột giảm giá thì nhà đầu tư đó có thể phải đối mặt với những khoản lỗ rất lớn. Bằng cách sử dụng CFD với hàng hóa, nhà đầu tư có thể bảo toàn rủi ro cho lệnh của mình và có thể bù cho mọi khoản lỗ tiềm ẩn.

    Tóm lại, bảo toàn rủi ro bằng CFD với tiền tệ và hàng hóa có thể là một chiến lược kiểm soát rủi ro hiệu quả cho các nhà đầu tư muốn giảm thiểu khoản lỗ có thể xảy ra tại các thị trường này. Hãy nhớ rằng, bảo toàn rủi ro không đảm bảo khoản lời của bạn, và bạn phải tham khảo ý kiến của cố vấn tài chính trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào.

    Tạo tài khoản giao dịch

    Để bắt đầu giao dịch CFD trên Hantec Markets, bạn cần phải mở một tài khoản. Bạn có thể chọn mở tài khoản thực để nạp tiền và giao dịch trên thị trường tài chính, hoặc bạn có thể tạo tài khoản thử nghiệm để thực hành giao dịch CFD bằng tiền ảo. Hãy nhấp vào đường liên kết được cung cấp để mở tài khoản giao dịch – https://www.hmarkets.mu/vi/live-account-pre-registration/

    Sẵn sàng để bắt đầu giao dịch??
    Những bài viết liên quan
    Forex word cloud with major world currencies on background
    Cách giao dịch ngoại hối

    Làm thế nào để giao dịch ngoại hối? Bài viết này đáng lẽ phải cung cấp cho bạn một điểm khởi đầu tốt hơn để thực hiện giao dịch ngoại hối đầu tiên của bạn.

    Đọc thêm »
    rotator.png

    We are transferring you to our affiliated company Hantec Trader.

    Please note: Hantec Trader does not accept customers from the USA or other restricted countries.

    Line-website.png